An nhiên tự tại - Tâm An Vạn Sự An
  • Home
  • Dạy con
  • Lượn lờ
  • Tu học
  • Ngẫm
  • Di Cư Úc
  • Nhâm Nhi
  • About Us
Home
Dạy con
Lượn lờ
Tu học
Ngẫm
Di Cư Úc
Nhâm Nhi
About Us
An nhiên tự tại - Tâm An Vạn Sự An
  • Home
  • Dạy con
  • Lượn lờ
  • Tu học
  • Ngẫm
  • Di Cư Úc
  • Nhâm Nhi
  • About Us
Di Cư Úc

CẢNH BÁO MUA NHÀ LẦN ĐẦU KHI ĐẾN ÚC

February 5, 2021 by annhien No Comments

Nhà mình qua Úc chưa tới 4 tháng là mua nhà. Mua khá nhanh nên dính cái phốt “surcharge 8% stamp duty” như người nước ngoài (mặc dù nhà mình là PR). Lúc phát hiện ra vấn đề này thì chỉ còn 4 ngày nữa là đến ngày settlement. Solicitor chủ quan ko check kĩ ngày đầu tiên đến Úc của nhà mình, họ assume là mình ở đây lâu năm vì họ nghĩ thời dịch covid ít người qua Úc và cũng ít người mới qua mà mua nhà. Tình huống này thì mình vẫn mua được nhà, nhưng gặp vấn đề cash flow. Người mua phải trả thêm stamp duty 8% gần cả 100k, và sau 6 -10 tháng sẽ được refund lại nếu mình thực sự ở ngôi nhà mới mua đó. Nếu mình có tiền thì nộp vào, nhưng nếu không có tiền thì phải tìm hướng giải quyết khác.  

Mình nói sơ về cái luât này: Nếu bạn ở không đủ 200 ngày liên tục kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến Úc đến ngày kí hợp đồng mua nhà thì sẽ bị trả thêm 8% stamp duty. Lấy cột mốc ngày ký contract tính ngược lại. Xem thêm . Vấn đề này cũng khá ít người gặp nên mình muốn chia sẻ lại cho những bạn mới qua mà có ý định mua nhà như nhà mình. Mọi chuyện cũng ổn vì may mắn gặp bên bán nhà rất là tử tế và support, solicitor 2 bên cũng nhiệt tình. 

Câu chuyện mua nhà của nhà mình cũng rất buồn cười và gặp phải rất nhiều pha huyết áp lên cao. Cụ thể

  • Mua ngay căn nhà lần đầu tiên đi inspection
  • Deposit 0.25% khi CHƯA có bank approval 
  • Offer 1 giá cao hơn giá khởi điểm 105k 
  • Kí ngay contract và xuống deposit 0.25% mà ko đọc HD gì hết. 
  • Solicitor chưa đọc hợp đồng 
  • Dính phốt trả thêm 8% stamp duty vì chưa ở đủ 200 ngày từ khi đến Úc cho đến lúc kí hợp đồng 

Anh chị và các bạn hãy đọc bài này vào ngày cuối tuần cùng ly cà phê sẽ phù hợp hơn nhé. Mặc dù mình cũng biết cái quy trình mua nhà là lấy bank pre-approval trước, rồi solicitor xem contract, pest control các thứ mới kí HD. Nhưng nhà mình take risk bỏ hết các giai đoạn vì gặp căn nhà quá thích. Thích ngay căn đầu tiên kiểu như tình yêu sét đánh vậy. 

 


Vào 1 ngày chiều mưa phùn lất phất cuối tháng 10, gia đình ngồi trên xe đi ngắm phố phường. Nhà mình cũng mới qua Úc 4 tháng, hay đi bán xăng lẻ, vừa tập lái xe, vừa ngắm phố, vừa coi khu nào đẹp để mua nhà. Đang đi thì thấy 1 căn đang để bảng bán nhà trúng cái con đường mình rất thích thì chạy vào lấy số dt, thì agent báo trưa mai chủ nhật open lần cuối và sẽ chốt offer trưa thứ 2. Vậy là tối đó mình do homework để xem giá cả thế nào mà offer. Lúc đó nhà mình CHƯA làm pre -approval gì hết, agent bán nhà biết điều này nhưng mà vẫn chọn nhà mình vì lúc đi xem nhà nhà mình thể hiện khao khát mua căn nhà này. Đi thuê nhà 15 năm rồi, căn này là căn đầu tiên mua trong cuộc đời. Họ nghe cũng ấn tượng vì có đứa nào có kiếp ở thuê lâu vậy đâu. Lúc đi xem nhà mình cũng là nhóm rời ngôi nhà đó trễ nhất, hỏi tào lao nhiều vấn đề để thể hiện interest về căn này. 

Lúc ra giá offer thì mình trả hơn 105k giá khởi điểm. Quyết định chơi lớn vì đó là căn mình thích. Nhưng cũng run vì đó là căn đầu tiên đi xem nhà, rồi không biết có bị hố không. Lúc đó cũng ko nghĩ nhiều, chỉ muốn mua căn đó bằng mọi giá trong sức chi trả của mình.

Từ chiều chủ nhật đến sáng thứ 2, nhà mình liên hệ broker về vụ xuống tiền đặt cọc mà hồ sơ vay chưa có đủ và cũng chưa có pre- approval. Broker rất là tận tâm giúp mình chuẩn bị hồ sơ nhưng mà gấp quá thì không xử lý được, vì cooling off lúc đó có 5 ngày. Lúc đó nhà mình sử dụng back up plan là liên hệ trực tiếp bank Commonwealth Bank thông qua sự giới thiệu của Customer Relationship manager. Broker cũng giới thiệu solicitor và họ đọc contract cũng rất nhanh sau đó. Trong 1 ngày đó là đau tim đủ thứ. Không biết bank có cho vay không, rồi không biết chủ nhà nó có bán cho mình không. Agent nó kì kèo thêm 20k so với giá mình offer nữa. Mà tới lúc đó là hiểu đó là 1 phần process của tụi bán nhà rồi, tránh đâu nữa, nên đành trả thêm 20k. Ngay trong đêm tối thứ 2 lúc 9.30 PM agent chạy lun tới nhà mình để ký lại hợp đồng giá mới và extent thêm 10 days cooling off. 

Nếu bạn muốn đi vay trực tiếp với bank mà không qua broker thì nên liên hệ customer relationship manager giới thiệu qua sẽ nhanh hơn là bạn phải tự liên hệ bộ phận cho vay. Hồ sơ vay Foreign income là lâu hơn hồ sơ vay bình thường. Lãi suất lúc đó đúng thấp 1.99% fix rate 4 năm. Mà cái bạn nhân viên từ bank đó 10.00 PM mà vẫn call chồng mình để xử lý hồ sơ. Thái độ làm việc phải nói là quá chuẩn, vì họ biết mình xuống tiền deposit rồi. Hên là gặp đúng người hỗ trợ. 

Cũng trong ngày đó chạy qua Westpac xem thử có deal vay nào tốt hơn không. Nhưng mà Westpac ko xử lý hồ sơ foreign income nữa. Họ nghe mình deposit 0.25% rồi mới làm bank pre approval thì cũng ngơ ngác. Có lẽ ít ai làm vậy. 1 là ngu, 2 là điếc không sợ súng :))

Gần đến ngày settlement thì đi gặp Solicitor để ký giấy tờ này kia thì mới phát hiện ra vấn đề nhà mình đến Úc chưa đủ 200 ngày. Solicitor đang joking xã giao này kia, đến câu hỏi bạn ở úc bao lâu rồi thì họ tái mặt. Thấy ổng chạy vào office thiệt lâu mới quay lại là biết có điềm rồi. Mất 1 ngày sau mới có phương án giải quyết (lúc đó còn 3 ngày là đến settlement). Theo hợp đồng, nếu vì lý do gì đó mà delay cái ngày settlement thì phải trả 250$/ 1 ngày (Cái này họ tính theo công thức phần trăm gì đó theo giá trị căn nhà nhưng mình ko để ý, chỉ nhớ cái số 250$/ 1 ngày). Tổng số tiền phải đóng phạt là gần 11.5k (tính từ ngày settlement cho đến ngày ở đủ 200 ngày, là gần 2 tháng nữa mới đủ). Lúc đó thì mình đã làm thủ tục trả ngôi nhà đang thuê, dọn nhà hết trơn rồi, trường cũng xin nghỉ học luôn. Thế là nhà mình đưa ra phương án đi thuê lại ngôi nhà muốn mua đó với giá thi trường. Thế là bên bán ok phương án này, chỉ lấy tiền thuê nhà cho 2 tháng còn lại. Vậy là được dọn vào nhà sớm và phải kí thêm 1 cái HD mua nhà mới, kí Deed of Rescission, residential tenancy agreement.

Nếu bên bán nhà không phải là 1 người nice thì mình sẽ bị phạt vì delay ngày settlement. 


Hành trình mua nhà tuy có trắc trở nhưng quan trọng là mua được căn vừa ý mình. May mắn gặp người tốt hỗ trợ từ các bên vì những chuyện ngoài ý muốn. Mọi chuyện vẫn on track chỉ có điều chờ lâu thôi. Một cái kết tốt đẹp cho gia đình mới qua không biết gì mà đi mua nhà. Ở đời hay không bằng hên các bạn ạ. Lúc đi mua diễn biến quá nhanh nên cũng ko có thời gian suy nghĩ về risk nhiều, một phần cũng ko biết risk gì, cứ nghĩ mọi thứ đơn giản, con người ở đây tốt.  

Chốt lại: Ngu + liều + may mắn = Mua nhà nhanh. Kết thúc 15 năm đi ở trọ cảm giác thật là yêu nhà không thể tả. Chúc các bạn sắp mua nhà gặp nhiều may mắn trong hành trình săn nhà mơ ước. Và cũng đừng có mua nhà quá sớm để tránh đau tim như nhà mình.

 



Qui trình mua nhà đúng chuẩn ISO 9001 mình tự đăt ra lúc đang nghiên cứu. Chi tiết tại đây 

 

Bước 1: Vẽ ngôi nhà ước mơ

Bước 2: Phân tích tình hình tài chính

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Bước 4: Gom tiền deposit và chi phí để mua nhà

Bước 5: Tìm Broker

Bước 6: Pre Approval

Bước 7: Chọn nhà để xem và ra giá offer

Bước 8: Make an offer và Offer Condition

Bước 9: Applying for a loan

Bước 10: Exchange contract và Make deposit 

Bước 11: Before Settlement 

 

Share:
Reading time: 10 min
Di Cư Úc

Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay mua nhà Úc

October 28, 2020 by annhien No Comments

Một khi bạn đã quyết định mua nhà thì bạn nên bắt đầu chuẩn bị các loại giấy tờ sau. Mỗi bank có thủ tục khác nhau tuỳ vào tình hình tài chính của bạn. Nếu bạn sống ở Úc và income ở Úc thì thủ tục không vấn đề gì. Đối với những hồ sơ foreign home loan (Sống ở Úc, cty ở Singapore) thì thủ tục có phức tạp hơn. Lần đầu mua nhà nên qua broker để họ làm hồ sơ. Tuy nhiên tại thời điểm tháng 10/2020, broker nói thời gian ngân hàng xử lý hồ sơ mình tầm 2 tháng. Nhà mình thì deposit 0.25% giá trị căn nhà, kí contract rôì mới đi tìm bank để xin vay. Broker nói gấp quá ko xử lý được nên nhà mình tự xử lý. và làm rất ngược qui trình, nhiều rủi ro nên các bạn đọc tham khảo thôi nhé. Không khuyến cáo làm theo vì rất đau tim :))

Hồ sơ foreign home loan có những điểm khác biệt sau

  • Foreign income will be shaded, when applied towards the borrowing of your ex-pat foreign income home loan (20- 40% khi chuyển qua AUD). Ví dụ income 100k thì Sau khi convert sang AUD, bank sẽ chỉ lấy income 60k -80k max thôi. Tỉ lệ thì tùy vào độ mạnh yếu của đồng ngoại tê của income. 
  • Số tiền deposit rơi vào tầm 20-35% + stamp duty…
  • Chỉ những đồng ngoại tệ sau là được chấp nhận: United States Dollar (USD), Great Britain Pounds Sterling (GBP), Euro, Singapore Dollar (SGD), Canadian Dollar (CAD), Hong Kong Dollar (HKD), Japanese Yen (JPY), Swiss Franc (CHF), New Zealand Dollar (NZD), Chinese Renminbi (CNY)
  • Bạn có thể làm hồ sơ vay khi chưa đến Úc dưới dạng Investment Loan. Đến ngày kí hợp đồng vay thì có thể ra Australian Embassy tại Sing để kí. Đại sứ quán úc charge phí certifying or witnessing với những loai hơp đồng này (Vài trăm $) Xem thêm thông tin tại đây. Sau khi mua xong thì qua Úc làm thủ tục chuyển sang nhà để ở. Lưu ý khi bán có thể bị capital gains tax. Cách này vay không được nhiều, thủ tục khó hơn. 
  • Cũng có ít bank cho PR úc vay, nhưng bị shade income rất nhiều, vay được nhưng hạn mức vay rất thấp.
  • Income chỉ tính monthly salary, bonus không được tính vào, nên income thấp hơn mà còn bị shade. Vd BOM va Westpac
  • Nhiều bank không cho người có PR Úc vay khi đang ở nước ngoài. ANZ tính được bonus mà không cho PR vay. Nếu bạn là residents Úc thì ANZ cho vay.
  • Non- Bank có thể cho vay 90% income tính luôn bonus, nhưng lãi suất cao hơn và preapproval chỉ có giá trị trong 1 tháng. Nếu foreign income mình ổn định thì họ sẽ extent preapproval từng tháng. Vd Resimac; Firstmac; loans.com.au; State Custodians, Pepper Money, Liberty. 
  • Để hồ sơ vay mạnh hơn thì 2 vợ chồng cùng đứng ra vay.
  • Có thể set up ABN để vay, tuy nhiên ABN ít nhất 2 năm mới làm hồ sơ vay kiểu này đựợc. ABN cũng có lợi về tax

Tóm lại, với foreign home loan, bạn cần chuẩn bị giấy tờ nhiều hơn để tăng tổng hạn mức cho vay lại và giảm số tiền deposit. Hồ sơ vay dạng này phức tạp, nên cần phải liên lạc broker cho từng TH.

Câu hỏi cần đặt ra cho broker:

  1. Có thể dùng đồng SGD để trả nợ không.  —> Chỉ dùng đồng AUD. Giải pháp: chuyển đồng ngoại tệ SGD ang đồng ÚC, tiền lương vào TK Úc (AUD). Bạn cần làm việc lại với cty về điều này, giấy xác nhận chuyển đồng ngoại tệ với mức lương như cũ 
  2. Singapore tax rates ảnh hưởng thế nào đến hồ sơ vay. –> Bank sẽ trừ tax đã đóng ở Singapore và Úc vào income của mình
  3. Cần thêm giấy tờ gì đặc biệt để nâng hạn mức vay lên tối đa –> If you have any additional income or your living expense are covered by company, your borrowing capacity can be higher.
  4. Tiền deposit là (Genuine savings) tối thiểu mấy tháng?  if you borrow 80% of the value of your new home or less, genuine saving is not required which means money can be deposited into your account at any time. Deposit trên 20% là không cần Genuine savings 3 tháng
  5. Giả sử sau khi get pre- approval, người vay phát sinh thêm vài khoản nợ như mua xe, hoặc có thêm em bé thì có ảnh hưởng đến khoản vay không. Có cần phải làm pre-approval lại không –>If your financial situation changes between pre-approval and unconditional approval then your loan might be affected.
  6. Pre-approval có giá trị tối đa bao nhiêu tháng –>Pre-approval is valid for up to 6 months.
  7. Làm sao để giảm tỉ lệ shade income để tăng hạn mức vay tối đa –> This is bank policy. The different bank has different policies and different percentage of income shading. Tốt nhất là nên chuyển đồng ngoại tệ sang đồng Úc

Nhìn chung thì hồ sơ bao gồm 4 phần chính

  • Personal identification
  • Income details:
  • Home loan situation: first home buyer hay là investment
  • Assets and liabilities: khả năng trả nợ

I. Personal identification

1.1 Thông tin cá nhân

  • Passport
  • Birth certificate
  • Citizenship certificate
  • Driver’s License or permit
  1. Thông tin về gia đình 
  • Giấy kết hôn Passport của vợ/ con
  • Birth certificate: của vợ/ con
  • Citizenship certificate của vợ/ con

II. Income details

2.1 Proof of Employment and Income của người đi vay

  • Pay slips 3 tháng
  • Employment contract
  • Employment letter: name of your employer or employers; dates you worked for them; the amount of income you earned, salary package
  • Letter bonus 2 năm gần đây
  • Giấy xác nhận điêù chỉnh lương bằng đồng AUD thay vì SGD, từ ngày nào….
  • Nếu lương bị giảm do covid thì nên xin giấy chứng nhận từ cty rằng giảm lương chỉ là ngắn hạn do ảnh hưởng covid.
  • Other income as part of salary package (for example commission, bonuses, allowances). Lưu ý: Nếu bạn có share của công ty mà chưa qui đổi ra tiền, chỉ trên giấy tờ thì nên yêu cầu cty họ chứng nhận khoản bonus này là cash để bank tính luôn khoản này vào income của mình. Hồ sơ vay sẽ mạnh hơn 
  • Giấy xác nhận cty ở Singapore sẽ đóng quĩ Australian superannuation, tháng lương thứ 13 trong văn bản. Nếu không  người ta sẽ trừ superannuation vào thu nhập của mình
  • Tax return trong 10 năm để chứng minh saving của mình đã đóng thuế (đem saving qua): Optional , bank họ ko hỏi mình
  • A list of employers for the last two years

2.2 Foreign Income (Sống ở Úc, nhưng income từ Singapore)

  • Singapore PR (cả nhà)
  • CPF account
  • Medicare
  • Utility bill with name and current address
  • Hợp đồng thuê nhà trong 10 năm: bao nhiêu căn , giá thuê bao nhiêu–> chứng minh sự ổn định
  • Thư giới thiệu của landlord về việc đóng tiền đúng hạn

2.3 Thông tin về bank 

  • Bank account information
  • Credit card (must have name and signature)
  • Bank statements 3- 6 tháng
  • Credit statement 3- 6 tháng
  • ATM/ Debit card

III. Home loan situation- First home buyer 

  • A copy of the Contract of Sale for the property you are buying
  • Statements showing your savings
  • Nêu có nguồn tiền nào đó trong tương lai gần (chưa vào tk) thì cũng cần chứng từ chứng minh

IV. Assets and liabilities

4.1 Assets

  • Saving
  • Property
  • Superannuation
  • Investments (e.g. shares)
  • Vehicles
  • Jewellery
  • Furnishings

4.2 Liabilities (các khoản đang nợ)

  • Details of any existing loans (e.g. personal loans, car loans, or other home loans) and credit card statements
  • It is also sometimes useful to provide an indication of everyday living expenses such as groceries, utilities, and petrol bills

Những vấn đề cần lưu ý về 3- 6 tháng bank statement 

Những khoản chi tiêu sau sẽ bị bank liệt kê vào chi tiêu hàng tháng

  • Rút tiền ATM
  • Mua đồ trả góp
  • Trả trễ credit card hoặc rút quá hạn mức của account
  • Chuyển tiền qua lại cho người khác với số tiền lớn trên $1,000 và thường xuyên
  • Những khoản deposit ở branch lớn, và thường xuyên: bank sẽ muốn clarify xem số tiền này là gì và ở đâu.
  • Khả năng chi trả của khách hàng trong 2 năm vừa qua (kiểm tra chéo tất cả khoản nợ và credit card của tất cả ngân hàng khác nhau)
  • Bank statement nên hiển thị khoản tiền thuê nhà hàng tháng. Vì tiền thuê nhà cũng là 1 khoản nợ. Nếu bank thấy mình trả tiền nhà sau 1 thời gian dài thì có thể tự tin hơn với khoản vay của mình (chứng minh là mình đã trả được tiền rent)
  • Những khoản chi nào chỉ chi 1 lần thì báo trước cho bank. Vd chi phí mời ba mẹ qua Úc chơi….

Do vậy, khi sắp vay ngân hàng và cần làm hồ sơ mình đẹp hơn thì cần lưu ý các khoản trên. Hạn chế mua sắm hết mức có thể, nhất là mua đồ đắt tiền như hàng hiệu, đi du lịch, ăn nhà hàng fine dining.

 

 

 

 

Share:
Reading time: 10 min
Di Cư Úc

Nhật kí chuyến vượt biên thời Covid19 đến Úc

August 25, 2020 by annhien No Comments

Di cư Úc thường là 1 cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời, kèm theo rất nhiều cảm xúc thăng trầm Nhưng di cư đúng vào những ngày cao điểm của dịch ở Úc thì cung bậc cảm xúc phải nói là lên xuống y như biểu đồ thị trường chứng khoán Mỹ thời covid. Bước chân vào khách sạn khu cách ly, cả gia đình chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm, quên hết mệt mỏi sau chuyến đi 7 tiếng trên máy bay và thêm 3 tiếng chờ đợi để nhận phòng. Chuyến đi có 1 không 2 trên đời, một trải nghiệm không thể nào quên, nói đúng hơn  là 1 chuyến adventure của cả gia đình. 

Chia tay bạn bè thời covid cũng mắt cười, tụ tập không được quá 5 người, cũng chẳng biết có đi được hay là không mà thông báo. Nhà tôi cách đây 1.5 năm đã cancel chuyến bay 1 chiều đi Úc trước 20 ngày bay 1 lần rồi. Nay cứ sợ lịch sử lặp lại :)). Ra đi trong im lặng không nói ai cả. Trên máy bay thì mua package wifi làm việc bình thường nên người quen cũng không ai biết là đang đi qua Úc :)). Quyết định di cư vào thời điểm này là quyết định gây sốc cho gia đình nội ngoại và bạn bè thân hữu. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Sống trong thời covid này, không có quyết định đúng hoặc sai, mà chỉ là hên hay xui. Tại thời điểm này đối với gia đình của mình, nước Úc có những giá trị trong cuộc sống mà bấy lâu nay gia mình đang tìm. Covid19 sẽ tiếp tục tồn tại đến khi có vaccine, nên nếu chờ hết dịch mà đi thì sẽ kéo dài hơn 1 năm. Ngày chúng tôi lên máy bay là ngày VIC có 288 ca nhiễm, NSW ra quyết định cắt giảm 50% lượng người đến NSW, và công bố tính phí cách ly áp dụng từ 18/7. Thật là đúng thời điểm. 3 đứa nếu charge phí cách ly hết 4.5k. Số còn hên. 

 

Nhà tôi book vé ngày di cư từ giữa tháng 5, cuối tháng 7 là bay. Trong 2 tháng phải lo tất cả mọi thứ: các thủ tục giấy tờ ở Sing, trả nhà, rút hồ sơ trường học, giải quyết các việc tồn đọng, tìm hiểu chuẩn bị cho cuộc sống mới ở Úc. Nhưng tầm đầu tháng 6 nghe tin Queensland công bố cách ly thu phí từ 1/7 thì tôi dự đoán NSW cũng sẽ áp dụng policy này, không sớm thì muộn.  Nên nhà tôi dời ngày đi sớm hơn kế hoạch 15  ngày. Cách 1 tuần trước khi bay thì VIC bùng phát dịch và đóng biên, mọi người đều dồn về NSW. Cách 3 ngày bay thì NSW công bố  1 tin 1 chuyến bay max 50 người. Lúc này thì lo cancel last minute. Nếu không được đi thì gia đình sẽ rơi vào cảnh không có nhà, không có trường học và bi kịch hơn là chẳng biết khi nào được bay. Tôi có theo dõi trang Smarttraveler và đại sứ quán của Úc ở khắp nơi trên thế giới thì có rất nhiều gia đình đến khi đang queue check in để bay thì bị cancel. Nghe mọi người kể nhiều người Úc đang sống ở Hội an đi ra sân bay  không biết bao nhiêu lần phải đi về lại vì cancel. Thời covid chuyện gì cũng xảy ra được. Nên đến khi chúng tôi ngồi trên máy bay rồi mới yên tâm 1 phần, và đến khi landed mới nhẹ nhõm. Thời covid tôi đã chứng kiến và đi giải quyết hậu quả của hành khách đang bay lơ lửng trên bầu trời nhưng có lệnh không được nhập cảnh thì phải quay về. Nghĩa là bay rồi cũng chưa có yên tâm 100% được. Đến được sân bay Sydney phải nói cảm giác y như vượt biên thành công. Chúng tôi chỉ là vài người châu á trên chuyến bay, và là gia đình duy nhất có trẻ con trên chuyến bay đấy. Cái lạnh mua đông của Sydney vào buổi tối làm tôi tỉnh mộng. Là thật, mình đang ở trên đấy sydney rồi. Cảm xúc y như cái thời hồi xưa đi vượt biên thành công (nghe kể lại từ người lớn thời xưa). 

Gia đình mình immigrated hôm 10/7/2020, hôm nay mọi thứ đã ổn định nên xin kể lại chuyến đi di cư thời covid cho bạn nào quan tâm đến vấn đề cách ly thế nào, điều kiện cách ly ra sao, cũng như các vấn đề cần giải quyết khi mới bước chân qua Úc. Thời covid moị thứ nó không như quy trình bình thường, thay đổi liên tục. Thời điểm mình bay vẫn được cách ly miễn phí, nếu bạn đi giai đoạn sau này thì mình nghĩ chỉ khác nhau ở điểm trả phí cách ly, còn lại vẫn như cũ.

Từ lúc xuống sân bay sẽ qua cửa y tế, nhân viên y tế đo nhiệt độ và hỏi những câu hỏi cơ bản về các triệu chứng nhiễm bệnh và thông báo sơ về quarantine 14 ngày tại khách sạn cách ly. Họ sẽ hỏi mình có sẵn cái form hải quan chưa (mang những vật dụng gì thì phải khai). Form này tiếp viên phát trên máy bay rồi, bạn nên điền trước. Sau đó sẽ qua cửa hải quan, officer hỏi nhà ở đâu, sđt Úc là gì, vì chúng tôi không có điền vào khoản đấy, cảnh sát cũng hỏi thông tin này lúc check in khách sạn. Nhiều khi có 1 cái địa chỉ, 1 số điện thoại lại là vấn đề cơ bản và cần thiết nhất trong cuộc sống này. Chúng tôi trả lời đây là lần đầu tiên immigrated Úc, xong cách ly mới đi thuê nhà và mua SIM điện thoại. Nói đến khúc này thì officer có vẻ ngạc nhiên, nhìn gia đình tôi vài giây vì ít người nhập cư giai đoạn này. Họ á ớ 1 hồi rồi mới hiểu vấn đề là sao không có địa chỉ nhà hay số dt gì cả. 

Tiếp đến là chốt kiểm duyệt hành lý (nếu không mang những mặt hàng cần declare thì sẽ qua 1 bước này). Nhà tôi lần đầu di cư, sợ vụ hải quan nên ko mang gì trong danh sách declare cho nó nhanh gọn. Giả sử có mang cái gì mình declare cũng được mà mất công phải khưi hành lý này kia thêm phiền. Mà điều tôi khá là ngạc nhiên là sân bay Úc không có xe đẩy hành lý, hành lý nhiều thì sẽ vất vả chỗ này. Từ chỗ hành lý mà đi ra luôn chỗ đậu xe là 1 quãng đường khá dài. Các bạn hãy tập thể dục trước khi đi để tăng cơ mà có sức đẩy nhé. Đi di cư mà, hành lý đã cố gắng gọn nhẹ nhưng mà ko có xe đẩy thì khá là vất vả.

Tiếp đến là chốt xe bus đậu để di chuyển về khu cách ly, từ đây sẽ có quân đội và cảnh sát và y tế hỗ trợ. Quân đội sẽ giúp bạn khiêng hành lý lên xe. Trời ơi mừng rơi nước mắt vì chúng tôi đã rất đói bụng và mệt sau chuyến bay dài và kéo hành lý đi 1 quãng rất dài và rất nhiều thủ tục ở từng trạm. Có xe cảnh sát dẫn đường cho xe bus đi. Ngầu ghê lun. Tới khách sạn  thì sẽ có 1 nhân viên của chính phủ đọc luật cách ly rồi dẫn vào check in. Lúc này bên quân đội sẽ hỗ trợ khiêng hành lý đem lên tận phòng. Lại 1 lần nữa mừng rơi nước mắt vì lúc này đã rất đói và mệt rồi. Check in người ta cũng hỏi số dt và địa chỉ ở NSW 1 lần nữa, hỏi số dt  bạn bè và người thân ở Úc để có chuyện gì người ta thông báo. Nhân viên khách sạn làm thủ tục check in xong thì tới bộ phận cảnh sát làm thủ tục. Họ sẽ hỏi sau 14 ngày cách ly thì mình về nhà bằng phương tiện gì, đưa địa chỉ và số dt liên lạc. Tuy nhiên nhà mình bảo là mới tới, chưa thuê airbnb, thuê xe đi về. Nhưng họ cứ đòi 1 địa chỉ và 1 số dt, nên tôi đưa số dt và địa chỉ nhà của 1 người bạn cho họ. Vậy cũng xong. 

 

Trong lúc chờ đợi làm thủ tục vô  tình gặp 1 anh cảnh sát người Việt ảnh nói tụi tôi hên, khách sạn này mới xây, rộng rãi, và nói tuần sau sẽ có chính sách tính phí cách ly. Ảnh còn giới thiệu nhà hàng việt nam gần khách sạn, và món nào ngon để chúng tôi order. Sau 45 phút làm thủ tục check in, nhân viên quân đội sẽ hỗ trợ bạn đi thang máy lên phòng (không được đi 1 mình). Ông con nhà tôi tám chuyện với anh quân đội rằng hi vọng sẽ được ăn lobster trong ks mà anh ấy cười ko ngậm được mồm. Ở mỗi level đều có cảnh sát canh gác ngày và đêm ngay hành lang. Gia đình chúng tôi may mắn được ở serviced apartment mới xây 1 năm (Meriton Suites Sussex Street), đầy đủ tiện nghi như 1 căn hộ chung cư 2 phòng (Máy giặt, máy sấy, máy rửa chén, lò nướng, lò viba, bếp ga, chén bát nồi chảo, tivi, máy pha coffee). Khách sạn ở trung tâm nên có nhiều option đồ ăn delivery tới tận phòng. Một ngày họ sẽ đem đồ ăn đến 2 lần để trước cửa (buổi sáng và tối đem lên 1 lần, buổi ăn trưa 1 lần). Khẩu phần ăn ở đây rất nhiều, món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Mà trời thì lạnh nên mau đói lắm. Dự là sau 14 ngày sẽ lên vài kg. Nhà mình phải request giảm bớt phần ăn lại (cắt 1 phần người lớn) để tránh đồ ăn thừa đổ.

Ngày mình landing họ tính day 0. Mỗi sáng  bộ phận y tá đt lên phòng hỏi thăm sức khoẻ, có triệu chứng gì không. Ho làm test covid vào day 3 và day 10. Trước khi test họ sẽ confirm họ và tên ngày tháng năm sinh. Test ngay tại cửa phòng mình ở luôn, không đi đâu. Test thì họ sẽ lấy 1 cây tăm đưa vào cổ họng (ko sâu lắm) và đưa vào 2 lỗ mũi (hơi đau 1 tí như kiến chích thôi). Nhà tôi có bạn nhỏ 8 tuổi làm test ko có vấn đề gì. Nhẹ nhàng và tình cảm như nước Úc vậy. Sau khi test thì chúng tôi đánh răng súc miệng, xịt mũi bằng nước muối, và xịt họng bằng các loại chữa đau họng và diệt khuẩn cho sạch sẽ. Nếu kết quả covid âm tính thì họ sẽ không gọi mình để thông báo, mặc định là vậy. Chỉ khi có vấn đề họ mới gọi thông báo thôi. Ngày thứ 13, nguyên phái đoàn tầm 10 người bao gồm: bác sĩ, y tá, công an, quân đội sẽ gõ cửa phòng. Vừa mở cửa thấy 1 tập đoàn người không là người, ai cũng cao to lực lưỡng, làm tim đập chân run. Bình thường test covid cũng chỉ có 2 nhân viên y tế. Cứ tưởng họ tới áp giải mình đi qua khu cách ly khác vì dính covid nữa chứ. Té ra là họ trao cho bạn giấy chứng nhận covid free từ bộ y tế, bộ công an, và 1 cái vòng đeo tay (covid free). Họ sẽ đưa vài slot giờ để bạn chọn mà làm thủ tục check out.

14 ngày cách ly trôi qua khá nhẹ nhàng. Ăn uống thì cứ 2 ngày tôi order đồ ăn VN 1 lần, fresh seafood (tôm, mực….) thì order 1 tuần 1 lần. Còn lại ăn đồ ăn khách sạn. Ông chồng tôi còn order bia rượu về ks lai rai. Ngày đầu tiên nên order 1 số snack hoặc 1 số đồ dùng cần thiết tại siêu thị để có mà dùng. Chỉ lưu ý là khi mình order nhớ ghi rõ full name, số phòng vì bên delivery họ sẽ đưa đến lễ tân. Rồi lễ tân kiểm tra đúng tên đúng số phòng mới gọi lên mình. Nếu trên app dùng tên tiếng anh thì phải note với lễ tân vấn đề này, không khớp tên họ không mang lên phòng đâu. Có vài app chuyên delivery (Ubereat, Menulog, Deliveroo, Open Table….) mỗi app khi sign up sẽ nhận được mã code discount 12$ thì phải. Nhà 2 đứa 2 số dt (số dt ko phải của Úc vẫn xài được) thì có thể xài code discount 6- 8 lần rồi. Tiết kiệm gần cả 100$. 

Giai đoạn cách ly thì con nhỏ lấy bài vở ra học, người lớn làm việc, xong coi phim giải trí. Thực sự là thư giãn để lấy lại năng lượng sau 1 tháng cong mông lo đủ thứ việc. Thời gian này, chúng tôi bắt đầu tìm nhà để ở, lên kế hoạch mua sắm cho căn nhà mới thuê trống không, plan thật kĩ để tránh đi lòng vòng thiếu sót. Hơn nữa, tình hình dịch đang phức tạp nên cũng rất ngại đi ra ngoaì. Trước khi đi 2 tuần thì tôi đã mua tất cả đồ nhà bếp online ship tới nhà người bạn trước, để khi có nhà thì sẵn đồ mà nấu. Canh đồ khuyến mãi mua nữa, 1 công đôi chuyện. Ở Úc có nhiều thiết bị mới, những sản phẩm mà xưa nay chưa có dùng bao giờ nên nghiên cứu cũng hết thời gian. 

Lần đầu di cư, trúng giai đoạn tình hình covid diễn biến phức tạp, luật nhập cảnh thay đổi từng ngày từng giờ, và cũng là lần đầu tiên thưởng thức mùa đông ở Úc. Đã mấy chục năm kể từ khi xa quê hương phố cổ Hội An đã không còn biết bộ đồ dài tay, mang tất là gì cả. Cái lạnh ở đây thật dễ chịu, cứ mặt 3 lớp là ổn chứ không kiểu lạnh buốt xương như miền Trung mình. Di cư Úc vào mùa dịch rất là đau tim, nhưng vì nghề nghiệp chúng tôi thường hay chịu áp lực cao và đã quen đô dập dìu của cuộc sống nên cả 2 vc đều đồng lòng take risk. Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu mà. Xách mông lên đi không nghĩ nhiều. Ở sydney mỗi tuần khám phá 1 điểm, không có xe vẫn vi vu bình thường. Đồ ăn thì ngon tươi, cảnh thì đẹp ngỡ ngàng, biết thế đi sớm hơn. 

Di cư Úc vào mùa dịch rất là đau tim, nhưng vì nghề nghiệp chúng tôi thường hay chịu áp lực cao và đã quen đô dập dìu của cuộc sống nên cả 2 vc đều đồng lòng take risk. Chúng tôi chỉ làm hết sức chứ không có lo lắng vì không có thời gian để lo. Trước giờ ra máy bay 3 tiếng mà tôi còn phải pack hành lý và dọn nhà. Nếu bạn có tính hay lo thì khá là đau tim nếu chuyến đi không suôn sẻ. Chỉ có ông con tôi ngây ngô đi qua Úc ở cách ly đòi ăn lobster, đòi đi trượt tuyết, đòi đi mua đồ này kia…haha. 

Đi di cư thì mang gì? Chỉ 3 từ thôi: Thật nhiều tiền. Nhưng nếu đi trúng mùa dịch, mình nên chuẩn bị thêm 1 số đồ để bảo vệ sức khoẻ. Nếu chuẩn bị mấy thứ sau thì sẽ tiện lợi hơn 

  • Đồ vệ sinh y tế: nước rửa  tay mỗi người 1 chai, nhiều khẩu trang phân sẵn từng lần sử dụng (tránh tay dơ đụng vào đồ sạch), face shield. Bình xit diệt khuẩn bỏ vào hành lý kí gửi để khi vào khu cách ly mình xịt cửa tay cầm trong phòng, các loại vật dụng bàn ghế,  và hành lý …… Bình xịt mũi (nước muối), bình xịt cổ họng, bao tay y tế. Nên chuẩn bị thêm bình nước rửa tay xà phòng vì ks ko có đủ dùng, mà cái loại đó chỉ rửa tay thường chứ ko diệt khuẩn. Thời dịch phải rửa tay liên tục khi tiếp xúc bất cứ thứ gì. 
  • Vitamin, dầu gió: Thuốc bổ tổng hợp, vitamin c, xức dầu khi tắm xong. Mang tất cả ngày vì gia đình mình đang sống ở nơi nhiệt độ trung bình 30 độ và hoàn toàn không có mùa đông. 
  • Kem dưỡng ẩm da và môi. Thứ  này rất cần thiết, nhà mình quên mất lạnh là phải có cái này. Nên order từ Chemistwarehouse mà 5 ngày mới tới. 
  • Đồ ăn thì hơi nhạt (nhà tôi miền trung nên ăn hơi mặn). Nếu được bạn mang theo 1 chút hạt nêm. Nhà tôi order đồ ăn Việt nam nên xin thêm nước mắm và ớt trái để kết hợp với các món ăn của Úc. Đồ ăn họ phát 3 bữa 1 ngày, ẩm thực  cũng rất đa dạng: thái, ấn, úc..trái cây, sữa chua, sữa tươi đầy đủ. Ăn mập lun. Có sẵn bếp, lò nướng nên bạn có thể tái chế đồ ăn họ phát lại theo kiểu ăn VN mình cho dễ ăn. 
  • Nếu có hành lý bạn mua mì, phở gói, món ăn này gọi là cứu tinh của nhà mình. Ăn sáng mì có vẻ ngon khi kết hợp rau củ, thịt từ đồ ăn của Úc. Nếu không có mang thì order siêu thị woolworths phở VN vô tư 
  • Những đồ dùng để dùng ở khu cách ly thì để chung 1 vali, để tránh mở các vali khác. 
  • Mùa đông lạnh nên phải có lớp base là heattech của uniqlo (chọn loại extra warm cho áo và quần), thêm 1 lớp áo phao, hoặc loại áo nào waterproof cho tiện là ấm từ trên xuống dưới. Quần áo mình hút chân không cho nó gọn (mua túi hút chân không từ Daiso) 
  • Cục chuyển chấu: mấy cục travel adapter. Vì bạn mang theo 1 số thiết bị điện tử qua đây nên sẽ cần vài cục travel adapter.

 

Ra khỏi khu cách ly 3 ngày thì nhà tôi đã tìm được nhà. Mọi thứ cũng nhanh gọn sau đó, 1 tuần sau là đã đi chơi câu cá, đi công viên. Nhà cửa set up đầy đủ hoàn thiện sau 1 tháng. 1.5 tháng sau mới mua xe. Cuộc sống sau những ngày tháng cách ly cũng khá là thú vị, nếu các bạn quan tâm mình sẽ kể trong bài sau. Mua gì ở đâu, mua sao cho rẻ, kinh nghiệm trả giá, thứ gì trên đời này cũng trả giá được hết. Chúc những gia đình chuẩn bị di cư Úc có 1 chuyến đi suôn sẻ và nhiều may mắn.    

 

Share:
Reading time: 22 min
Di Cư Úc

Đổ Rác ở Úc

May 24, 2020 by annhien No Comments

Đổ rác ở Úc có hơi bối rối cho những người mới nhập cư như mình. Rác phải phân loại, và không phải muốn đổ khi nào là đổ, phải có ngày có giờ. Rác sinh hoạt hàng ngày đổ 1 kiểu, rác như đồ nội thất không dùng đổ 1 kiểu. Nếu bạn đang sống dạng nhà “house” thì có thể nhập địa chỉ nhà trên cityofsydney.nsw.gov.au để kiểm tra ngày đổ rác khu vực mình đang sống 

Rác thải chia ra 3 loại (3 màu thùng rác), có nhiều size thùng rác. Xem video North Sydney Garbage

 

Loại thùng rác Thời gian đổ rác Bao gồm Ghi chú 
Red bin (rác thải hộ gia đình nói chung và rác “không thể tái chế” hàng tuần tã lót, quần áo hay vải thô, dây thừng, vòi nước, mảnh thuỷ tinh, mảnh sành, nhựa, bao bì bằng xốp, các loại thịt, hộp đựng đồ ăn và bọc chống sốc.

Xem list các loại rác thải thuộc Red bin 
Download các sticker dán trên thùng Red Bin 
Yellow bin: recycling bins (tái chế được)  hàng tuần Chai nhựa, thuỷ tinh, hộp, chất liệu giấy, lon, chất liệu sắt, inox

Xem list các loại rác thải thuộc Yellow Bin  
Download các sticker dán trên thùng Yellow Bin 
Green bin —-> rác thải hữu cơ 

You can recycle your garden organics at home by composting or mulching.

tuần thứ 2 của tháng  cành cây, nhánh cây nhỏ (dày khoảng 10 cm), cỏ dại, lá cây, cành hoa

Xem list các loại rác thải thuộc Green bin 
Download các sticker dán trên thùng Green bin 
E-waste (đồ điện tử)  Book free pick up

drop off at one of our quarterly e-waste drop-off days 

Các loại máy móc thiết bị như: máy tính, ti vi, máy in, ….
Xem list E waste 
Pin, bóng đèn, điện thoại  Đem tới customer service centres và  libraries
Chemical CleanOut (hoá chất tẩy rửa) Drop off at Household Chemical CleanOut

Check ngày giờ có event 

Sơn, solvents (dung môi); pesticides (thuốc sử dụng phòng trừ các loại dịch hại : côn trùng, vi khuẩn) ; cleaning products, pool chemicals, fuels and fluids; car batteries
Xem list các hoá chất 
Đồ Nội Thất to  Book free pick up Nệm, tủ, giường, bàn ghế, 

 

Những vấn đề cần lưu ý khi đổ rác ở Úc 

  • Một lần trong một tuần, bạn cần đẩy thùng rác ra khỏi cửa, và có những nhân viên đặc biệt để giúp bạn dọn sạch rác!
  • Vào đêm trước ngày đổ rác, bạn đem thùng rác đặt trên lề nhưng không được block lối đi dành cho người đi bộ, xe đạp..
  • Đóng nắp thùng 
  • Những thùng/ hộp đặt cạnh thùng rác thì không được thu gom, phải tháo rời 
  • Khoảng cách giữa hai thùng rác không được nhỏ hơn 50cm, và cách cây cối/ xe cộ ít nhất 1m
  • Rác thải từ đồ ăn có thể ủ để làm phân bón (Composting) 
  • Nếu thùng của bạn không chứa được hết rác thải thì đừng cố nhét đầy nó và mở nắp thùng ra bởi vì họ sẽ không thu gom thùng có quá nhiều rác tràn ra đâu.
  • xả rác ở Úc sẽ bị phạt
  • Đọc kỹ sách phân loại rác thải do chính phủ ban hành giải thích về các quy tắc, quy định và biện pháp phòng ngừa phân loại rác (có nhiều thứ tiếng) 
  • Quên đặt thùng rác vào ngày thu gom rác:  Collection time là từ 6.00 AM – 6.00 PM. Bạn phải đợi sau 6.00 PM vào ngày thu gom rác mới report miss service được. Sau khi report thì phải chờ tầm 2 ngày mới có dv đến thu gom rác. Điền vào form này 
  • Nếu thùng rác bị hư, bị mất thì có thể request thùng  mới. Request online 
Share:
Reading time: 4 min
Di Cư Úc

Airbnb Host ở Úc và Tax

May 17, 2020 by annhien No Comments

Income từ Airbnb có trả thuế không?

Theo ATO, bất cứ income nào từ rental sẽ bị đánh thuế. ATO biết detail về listing của bạn trên Airbnb nên bạn phải kê khai đầy đủ. Số tiền mà bạn kê khai trong  taxable income là gross income (income đã trừ đi các chi phí hợp lệ). 

Chi phí có thể claim toàn phần 

Nếu bạn cho thuê cả căn hộ nhiều phòng trên Airbnb, thì tất cả các chi phí liên quan đến dịch vụ đều được tính vào giảm thuế

  • Cleaning and maintenance fees, including laundry and cleaning supplies you purchase
  • Service fees charged by AirBNB or another host site
  • Breakfast foods, tea, coffee or other provisions made available to Airbnb guests
  • Professional photography costs for your Airbnb listing
  • Furniture: giường, nệm, bàn, ghế, tủ…. 
  • Maintenance
  • Some repairs made to the rental property, including furniture and appliances
  • Advertising

Chi phí khác có thể claim 1 phần 

Nếu bạn chia sẽ phòng cho thuê trên airbnb, và sống chung cùng 1 căn nhà đó thì bạn chỉ được giảm 1 phần chi phí theo tỉ lệ nhất định.

  • Property insurance and private mortgage insurance (PMI)
  • Council rates
  • Utilities (water, gas, electricity, TV, internet, etc.)
  • Mortgage loan

Nếu bạn và khách Airbnb share phòng khách, phòng bếp như nhau thì bạn có thể claim 50% chi phí bao gồm nội thất, trang thiết bị nhà bếp, internet, phone, tv .. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có thể claim được bao nhiêu 

  • Thời gian cho thuê: Nếu tỉ lệ đầy phòng tầm 70% thì bạn không thể claim cho cả 1 năm được. Chỉ được claim chi phí trong giai đoạn cho thuê airbnb
  • Diện tích sử dụng. Bạn không thể claim vào mục đích cá nhân 
  • Bạn không cần phải đăng kí GST (Goods and Services Tax) cho dù doanh thu từ Airbnb cao hơn $75,000

Những điều cần lưu ý dành cho host airbnb

  • Ngày bạn list căn nhà trên Airbnb thì nên Check market valuation căn nhà mình và lưu record lại cho CGT purposes
  • Khai thuế nhớ trừ các chi phí có thể giảm thuế như 
  • Giữ lại tất cả hoá đơn chứng từ có liên quan đến doanh thu và chi phí trong vòng 5 năm. Chụp hình các hoá đơn và up trên cloud. 
  • Nếu mà bạn claim loss khi khai thuế (rental expenses exceed rental income, you’ll make a loss) thì ATO sẽ để ý đến bạn và sẽ limit the rental deductions
  • Ở Sydney, bạn sẽ khai thuế dưới dạng residential khi cho thuê airbnb tối đa 180 ngày. Nếu trên 180 ngày sẽ phải khai thuế dưới dạng business
  • Host nên chọn giai đoạn nào để listing: January and February – school holidays; Easter – school holidays; Christmas. Tháng 5 là im ắng nhất 
  • Airbnb home loan:  interest rate may be higher than an owner occupied rate

Mọi người thường chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn khi listing trên airbnb là thêm 1 chút income, nhưng lại ít để ý đến CGT lúc bán căn nhà đó.  

Khi bán 1 bất động sản nào đó thì phải trả CGT: Nếu bạn bán căn nhà bạn đang ở và nếu 1 phần của căn nhà đang ở mà cho thuê trên Airbnb thì bạn sẽ bị CGT (tỉ lệ bao nhiêu thì tuỳ vào TH. Vd: Căn nhà khi rao bán lời được 100k. Day owned: 7671; Day rent: 6210. Use for rental 30% Total floor space. Capital Gains Tax (CGT) = 100,000 X 6210 / 7671 X 30% = 24,286$ . Xem thêm Working out your capital gain

Income từ Rental 

If income before tax is $80,000 a year, and you get $20,000 in rental income a year (before deductions), that brings your total taxable income to $100,000. Vậy số tiền bạn phải trả thuế năm đó là $24,497 

Chi phí có thể claim khi có rental income 

  • Advertising for tenants
  • Bank charges
  • Body corporate fees
  • Cleaning
  • Council rates
  • Electricity ( While rented or available for rent )
  • Gas (While rented or available for rent)
  • Gardening and lawn mowing
  • In-house audio/video service charges
  • Insurance – building, contents, landlord
  • Interest on loans
  • Land tax
  • Legal expenses (tenant related)
  • Mortgage discharge expenses
  • Pest control
  • Property agent’s fees and commissions
  • Capital Works (claimed at 2% of the cost per year)
  • Quantity surveyor’s fees
  • Repairs and maintenance
  • Secretarial and bookkeeping fees
  • Security patrol fees
  • Servicing costs e.g. smoke alarms
  • Stationery and postage
  • Telephone calls and rental
  • Tax agent fees
  • Water charges
  • Property related purchases of less than $300. Or *Depreciation of purchases above $300.

If you prepay one (or more) of your rental property expenses, such as insurance, that covers a period of 12 months or less, and the period ends on or before June 30, you can claim an immediate deduction.

 

 

Share:
Reading time: 4 min
Di Cư Úc

Chi phí bảo trì hồ bơi ở Úc

May 17, 2020 by annhien No Comments

Cuộc sống ở Úc nhìn vậy chứ khép kín. Sau giờ làm việc thì những người có gia đình thường về nhà ngay. Mọi sinh hoạt vui chơi giải trí thường diễn ra ở trong nhà. Nên rất nhiều gia đình có hồ bơi trong sân vườn của mình. Bạn cần biết chi phí bảo trì hồ bơi trước khi quyết định mua nhà  hoặc thuê nhà có hồ bơi

Thông thường, chi phí điện nước của hồ bơi chiếm 30% tổng bill điện nước hàng tháng.

  1. Chi phí để bảo trì 1 hồ bơi 

  • Pump (Máy bơm, chi phí cần thiết): 120$ vào mùa hè và 80$ vào mùa đông. Máy bơm chạy 10 tiếng 1 ngày. 1 năm chi phí tiền điện cho bơm nước tầm 1000$ – 1800$ (tuỳ size hồ bơi) 
  • Heating (optional): với những thành phố gần núi, thời tiết hay lạnh thì cần dùng máy heating. Solar là rẻ nhất: 100- 200$/ 1 năm. Electric heating: 250$- 750$/ 1 năm, và gas 500$- 1500$/ 1 năm 
  • Water Levels Maintenance (Thay nước): mỗi ngày thay ít nhất 160l nước để topup cho đủ nước hồ bơi 
  • Cleaning Products (chemicals, salt): 200$- 300$/ 1 năm 
  • Replacing filters: 30$ 
  • Pool cleaner service: 100$/1-time service. 

Trung bình 1 hồ bơi 32m2 tốn tầm 1000$ – 1600$ để bảo trì hàng năm. Trung bình 1 tháng chi phí tầm 120$ – 150$ 

2. Chi phí khác hàng năm 

  • First Cleaning: 200$ – 350$ 
  • Pool Opening: $350 – $500
  • Pool Closing: $300 – $650: có nhiều lựa chọn: No Cover 370$; Mesh Cover 420$; Solid Cover Install With Bags: 550$ 
  • Repairs: $200 – $800

Như vậy, tổng chi phí để sở hữu 1 hồ bơi là $3,000 to $6,000 per year (includes maintenance, minor repairs, electricity, and water). Khi sở hữu hồ bơi thì sẽ tăng thêm tiền đóng bảo hiểm và trả property taxes từ 5% to 10%

Nếu bạn xây hồ bơi mới thì chi phí đầu tư hoặc thay thế các thiết bị như sau 

  • Pool Pump – $1000 approx
  • Solar Pump – $500 approx
  • LED Lights – $320 approx 
  • Solar Heater Installation – $3800 approx
  • Gas Heater Installation – $3000 approx
  • Electric Heater Installation – between $4500-$6000
  • leaf nets x 2 ($30 each)
  • Pool brush ($25)
  • skimmer box plate latch ($5)
  • creepy crawly ($200

Làm sao để tiết kiệm chi phí bảo trì hồ bơi 

  • Lắp đặt hệ thống Solar heating: $100 to $200 per year
  • Thay thế chemicals thành saltwater
  • Lắp đặt pool cover
  • Tắt các thiết bị không cần thiết khi không dùng như waterfall, filter  
  • Cleaning hồ bơi vào buổi tối thì chi phí điện thấp hơn 

 

Share:
Reading time: 2 min
Di Cư Úc

Nuôi chó ở Úc

May 16, 2020 by annhien No Comments

Úc là 1 đất nước rất yêu động vật, đặc biệt là trẻ con rất mê chó. Nuôi chó thì quá nhiều niềm vui rồi, nhưng trách nhiệm cũng không ít. Nuôi chó hay mèo là cả 1 quá trình dài nhiều năm, nên bạn cần nghiên cứu kĩ trước khi rước ẻm về nhà. Bạn cần phải cân nhắc những vấn đề sau trước khi quyết định nuôi 1 chú chó cưng.

Trước khi chọn mua 1 giống chó nào đó bạn cần tìm hiểu các vấn đề sau

  • Giống chó muốn mua: tính cách, tuổi thọ, lông thế nào, xem có phù hợp với tính cách của mình không. Vd nếu chó quá năng động mà mình thì không vậy thì không hợp. 
  • mình có thời gian để chăm sóc/ chơi với chó không, có thời gian đi dạo 1 ngày 2 lần không. 
  • Nhà mình đang ở có không gian cho chó không. Nếu nhà đang thuê thì chủ nhà có cho phép không 
  • Có nuôi được 15 năm không
  1. Chi Phí ban đầu – Mua chó ở Úc 

  • Mua chó: tuỳ giống chó, tuỳ độ tuổi, giá từ 1000$- 5000$ 
  • Chi phí tiêm phòng và các loại giấy tờ cần thiết để được nuôi 1 con chó: 1000$ trong 1 năm đầu tiên (microchipping, vaccination, de-sexing, vet check-ups) 
  • Mua sắm phụ kiện: nhà, nệm, tô đựng thức ăn, tô đựng nước, đồ chơi…..:500$

Tổng chi phí ban đầu: 2500$ – 7000$. 

2. Chi phí hàng năm – Mua chó ở Úc 

Trung bình 1 năm tốn tầm 1500$ (Food: $800 to $1,000; Toys and treats: $250; Regular worm and flea treatment $120; Annual health check-up $90; Grooming: $70 to $90

Nếu mua thêm bảo hiểm tầm 1000$/ 1 năm thì tổng chi phí 1 năm lên 2500$

Nếu tính 10 năm tổng chi phí để đầu tư cho 1 con chó là 18,000$ – 40,000$

3.  Làm sao để tiết kiệm tiền khi muốn nuôi chó- Mua chó ở Úc 

  • Mua từ RSPCA or animal shelter 
  • Register your pet: đi lạc thì tìm lại được. Giá $55 for de-sexed animals and $201 for an animal that isn’t de-sexed  
  • Ăn uống vui chơi healthy để tránh bệnh tật 
  • Tự tắm, tự cắt tóc….

Nếu chi phí nuôi 1 chú chó cao thì bạn có thể cân nhắc nuôi mèo (1000$/ 1 năm), nuôi chim 500$….

4. Những dịch vụ liên quan đến nuôi chó – Mua chó ở Úc 

  • Pet grooming: cắt tỉa lông: 90$/ 1 lần. Chó muốn đẹp phải tỉa thường xuyên. Cũng giống như người, để tóc càng kiểu thì càng phải tốn nhiều chi phí để giữ
  • kennel boarding fees: khi bạn đi du lịch hay đi đâu mà không có ở nhà để chăm sóc chó thì bạn phải gửi chó đến 1 trung tâm. Mỗi ngày 25- 35$/ 1 con chó. 
  • local council registration: $30-$190 a year
  • obedience training: 800$ – 2000$ 
  • Phụ kiện, đồ chơi: 40$- 400$
  • Veterinarian expenses: mỗi lần đi chích ngừa 200- 300$ 
  • Thuốc men cho các vấn đề như con vắt, đau bụng di ứng: 300$
  • Thức ăn chia thành 3 loại: dry food, wet food, and treats.
  • Bảo hiểm: 40$- 80$/ 1 tháng  

5. Adopt chó– Mua chó ở Úc 

Khi adopt thì sẽ trả 1 khoản phí, bao gồm desex, microchip và vaccine, các thể loại treatment

Những nơi có thể tìm chó mèo

  • RSPCA

  • adoptapet.com.au
  • Sutherland Shire Council Animal Shelter

  • Blacktown City Animal Holding Facility

 

Share:
Reading time: 3 min
Di Cư Úc

Lựa chọn sản phẩm vay tốt nhất Úc

May 14, 2020 by annhien No Comments

Khi bàn đến chuyện mua nhà thì phải đi vay bank. Phần này thì thường broker sẽ giúp bạn chọn 1 gói sản phẩm phù hợp tuỳ vào tình hình tài chính của bạn. Tuy nhiên, người mua nhà cũng nên tìm hiểu sơ bộ về việc làm sao để chọn sản phẩm vay tốt nhất cho mình. 

  1. Type of Loan (Vay để làm gì) 

Bạn vay để mua nhà để ở (Owner Occupied), hay vay mua nhà để cho thuê (investment), hay tìm sản phẩm có lãi suất thấp hơn (Refinancing); mua đất để xây nhà; vay thế chấp tài sản …..

Tuỳ vào mục đích vay, tình hình tài chính và tư cách pháp nhân của bạn là gì (visa nào, PR, hay residents) thì mỗi bank có chính sách khác nhau, có sản phẩm khác nhau, và điều kiện cho vay cũng khác nhau

Ngoài ra, yêú tố quan trọng không kém là main income là ở đâu. Nếu foreign income (thu nhập ngoài Úc) thì hồ sơ vay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, hạn mức vay cũng thấp hơn. 

Và đất nước bạn đang sống cũng ảnh hưởng đến hồ sơ vay. Vd nếu bạn đang có PR úc, đang sống ở nước khác (không phải ÚC) thì cho dù bạn mua nhà để ở thì hồ sơ vay của bạn là ở dạng Investment, foreign income. Các bank lớn không cho vay thể loại này, nhưng NON- Bank thì lại cho vay. Một số bank cho vay lại tính dựa trên net income, 1 số bank lại tính trên gross income, và shade income 

2. Variable or fixed home loans

Partially-fixed rate (split loan): a portion of your loan has a fixed rate and the rest has a variable rate. (for example, 50/50 or 20/80).

3. Determine your repayment type

Principal and interest (P&I)  Good for buy a house to live 
Interest only (IO) Good for property investors

 

4. Double check the comparison rate

Comparison rate: là chi phí thực sự khi thực hiện 1 khoản vay (tính lun các cost như phí Upfront Fees, Ongoing Fees, End Fees, monthly account fee, establishment fee, valuation fee and settlement fee Nhiều bank quảng cáo interest rate thấp nhưng rất nhiều chi phí linh tinh khác add vào.

5. See if you need extra features

Sản phẩm vay càng nhiều tính năng thì phí càng cao. Vd như tính năng offset accounts, redraw, multiple loan splits

6. OFFSET ACCOUNT 

Nếu khoản vay mua nhà của bạn có một tài khoản bù đắp (offset account), bạn có thể rút ngắn thời hạn vay và giảm số tiền lãi bạn phải trả, bạn thậm chí không cần phải chi bất kỳ xu nào. Offset account là tài khoản tiền gửi gắn liền với khoản vay mua nhà của bạn. Bạn có thể bỏ tiền vào đó như tài khoản ngân hàng, nhưng tiền trong offset account sẽ làm giảm số tiền lãi bạn nợ, giúp bạn trả hết khoản vay nhanh hơn. Lưu ý: Có 2 loại offset account: partial and full, or 100% offset accounts.

Giả sử bạn vay $ 600.000 để mua nhà. Đây là tiền gốc vay. Bạn phải hoàn trả số tiền này, cộng với tiền lãi. Nếu thời hạn cho vay của bạn là 30 năm và lãi suất của bạn là 3,80% thì khoản trả nợ hàng tháng của bạn sẽ là $ 2,795,74. Trong vòng 30 năm cho khoản vay của bạn, cuối cùng bạn sẽ trả 1.006.467,88 đô la, tương đương với hơn 400.000 đô la tiền lãi.

Nhưng nếu bạn đặt 20.000 đô la tiền tiết kiệm vào offset account thì sao? Số tiền trong tài khoản của bạn thực sự bù đắp cho tổng số tiền mà bạn quan tâm. Bây giờ, các khoản hoàn trả lãi của bạn sẽ được tính dựa trên khoản tiền gốc $ 580.000, thay vì $ 600.000. mặc dầu, Các khoản trả tiền vay hàng tháng hoặc hàng tuần của bạn không thay đổi, nhưng bạn sẽ trả lãi ít hơn và trả nhiều hơn từ tiền gốc của bạn. Giả sử bạn không bỏ ra 20.000 đô la đó (và chúng tôi đã tính từ khi bắt đầu thời hạn cho vay), đưa số tiền đó vào offset account của bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm 40,409 đô la và giảm thời hạn cho vay khoảng một năm. 

Bạn có thể bỏ qua offset account và chỉ cần trả thêm tiền gốc? Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn đột nhiên cần tiền mặt để chi tiêu? Bạn có thể rút tiền từ offset account đắp của mình và chi tiêu chúng trong trường hợp khẩn cấp giống như bạn làm với tài khoản tiết kiệm. Đây là một lợi thế lớn khác của một offset account.

6. Uncover hidden bank fees 

  • Lenders Mortgage Insurance (LMI): Nếu deposit dưới 20% thì phải trả thêm phí này cho nhà bank. LMI: 10k – 17k
  • Borrowing Fees can include: Loan application/Establishment Fees; Document Preparation fees; Bank valuation fees; Annual fees: At least $500-600
  • Government Fees: Registration on mortgage; Registration of transfer: 1000$ – 1500$
  • Stamp Duty: Nếu nhà trên 650k thì trả stamp duty: 50k- 80k
  • Council and Water Rates: $1,000 to $2,000 per year
  •  Strata (or body corporate) Fees (nhà condo): strata report: 9000$
  • Building Insurance
  • Contents Insurance
  • Legal Costs (Solicitor/Conveyancer fees): 1000$ – 1500$
  • Building & Pest Reports: 600$- 1000$
  • Moving & Connection Costs: 300$- 500$
  • Holding deposit fee: 1000$ – 5000$
  • Balance of the deposit: 15- 20%

 

Share:
Reading time: 6 min
Di Cư Úc

Qui trình thi bằng lái xe Úc

May 13, 2020 by annhien No Comments

Học lái xe ở Úc, lái xe ở Úc đối với phụ nữ chúng mình có thể là 1 áp lực. Đặc biệt với những bạn như mình, chưa bao giờ học bằng lái xe, cũng chẳng bao giờ có sở thích sở hữu 1 chiếc xe để vi vu. Tuy nhiên, đã sống ở Úc thì phải biết lái xe. Không lái xe được thì cũng như người không có chân. Lái xe bên Úc là lái bên trái, và cách chạy xe khác hẳn Việt Nam, văn hoá lái xe khác nhau nên bạn cần phải đầu tư thời gian để học lái xe. 

Nếu dưới 25 tuổi thì mất 12 tháng để lấy bằng P đỏ (có thể tự lái 1 mình) và tổng 4 năm để lấy full licence. Nếu bạn trên 25 tuổi mới học lái xe thì hành trình lấy bằng lái xe có thể rút ngắn lại. Chỉ cần đậu Driver Knowledge Test, có Bằng L, đậu Hazard Perception test và đậu thực hành Driving Test là có thể lấy bằng P đỏ. Mấy cái test kia thì chỉ cần học trước khi qua Úc. Qua đến Úc thi liền, học thêm thầy dạy để thi thực tế. Nếu mọi việc suôn sẻ thì bạn có thể tự lái xe sau khi đặt chân đến úc 3- 5 tháng (thay vì ít nhất 1 năm). Tuy nhiên để lấy bằng full thì cũng cần thêm 3 năm. Nhưng quan trọng là bạn có thể lái xe 1 mình độc lập khi có bằng P đỏ. Bạn có thể đi làm, đưa đón con cái, tự do mà không phụ thuộc.

Với những bạn chưa biết gì về lái xe thì nên học lý thuyết trước để qua đến Úc là mình đi thi bằng L lý thuyết liền. Một phần là giúp bạn tiết kiệm thời gian đẩy nhanh quá trình học lái xe, hai là khi đậu bằng L lý thuyết thì NSW sẽ gửi cho bạn bằng lái xe bằng L hẳn hỏi. Bằng lái này dùng để verify thông tin cá nhân mọi thứ, rất hữu ích khi sống ở Úc. Đi thuê nhà, đi bank, đi collect đồ ở Post shop cũng cần bằng lái xe. Ngay cả khi bạn mới qua muốn đi volunteer thì họ yêu cầu mình phải đủ 100 points trong đó phải có bằng lái xe.

CONVERT bằng lái xe qua ÚC 

  • Nếu bạn có bằng lái xe VN quốc tế, trên 25 tuổi, và có bằng lái trên 3 năm thì chỉ cần thi knowledge test and driving test sẽ chuyển lên bằng FULL. Xem chi tiết tại đây
  • Nếu bạn có bằng lái xe ở Singapore thì có thể convert qua bằng lái xe full của Úc trong vòng 1 nốt nhạc, chỉ đóng phí convert. Bạn chỉ cần đem theo oversea licence, passport, visa, giấy khai sinh, giấy chứng nhận tài khoản tại ngân hàng, Licence Application form  là họ sẽ làm thủ tục rất nhanh cho bạn. Họ sẽ làm eye test ngay tại quầy và chụp hình cho bạn, đóng phí xong thì họ sẽ phát 1 tờ giấy “temporary paper licence” và gửi bằng lái về nhà sau 1 tuần.

Ở 1 số bang như VIC, NSW thì bạn có thể thi bằng tiếng việt. Có nhiều dịch vụ dạy học lái xe trọn gói 1000- 1500$, hoặc là thầy dạy thực hành theo giờ tầm 40$- 60$/ 1 hour. Nhìn chung, lái xe ở Úc không quá khó, chỉ cần chạy đúng luật sẽ an toàn, đường xá rất rộng rãi, dễ chạy trừ khu vực city CBD. Nếu muốn vào CBD thì bạn có thể lái xe tới khu tàu điện nào gần nhất để tránh phí parking đắt đỏ, kẹt xe và khó lái. 

 

Bạn cần phải đọc vấn đề để thi bằng lái xe tại Úc tại đây NSW. Lưu ý: Mỗi bang luật mỗi khác. 

Qui trình thi bằng lái xe Úc ở NSW dành cho người trên 25 tuổi 

  1. Thi bằng L (learner licence)

  • thi trên máy tính. Đăng kí By selecting my Tests at www.myRTA.com
  • Tổng 45 câu hỏi. Trong đó 15 câu về general knowledge (cần đậu ít nhất 12) và 30 câu về road safety (cần đậu ít nhất 29 câu)
  • Thời gian thi là không có giới hạn nên mình cần đọc câu hỏi thật kĩ. Nếu phần 1 câu hỏi chung mà sai 4 câu, hoặc phần road safety mà sai 2 câu là ngừng cuộc thi liền  
  • Ở NSW, bạn có thể chọn thi bằng L bằng tiếng Việt 
  • Tài liệu học online: bằng lái xe Úc Road Users’ Handbook, download app trên App store, search “ Driver Knowledge Test NSW 2019
  • Nên làm thử Practice Driver Knowledge Test trước khi bắt đầu học để hình dung thế nào là 1 bài thi
  • Bằng L cơ bản không phải để bạn chạy lung tung mà để cho bạn có thể bắt đầu tập lái xe. Do đó, Người có bằng L khi lái xe bắt buộc phải có 1 người có bằng full ngồi bên cạnh.
  • Speed limit của bằng L: 90km/ hour. Blood Alcohol Your BAC must be zero. Không được lái xe vào các điểm sau thuộc NSW: Parramatta Park, Centennial Park or Moore Park;
  • Nếu phạm lỗi trong thời gian này là mất bằng.
  • Cách học hiệu quả: Làm bài thi, câu  nào sai thì note lại và check phần lý thuyết. Làm bài test theo nguyên tắc: an toàn là trên hết, nhường nhịn, cẩn thận. Vì rất nhiều câu ko chắc thì phải đoán, mà đoán thì dựa trên nguyên tắc trên 

2. Thi Hazard Perception Test (HPT)

HPT test là hi trên máy tính. Thi bất cứ khi nào mình muốn, không có giới hạn về thời gian

Lưu ý: Sau khi đậu HPT thì bạn phải thi thực hành trong vòng 15 tháng. Nếu không thì bạn phải thi lại HPT test

3. Thi thực hành driving test 

  • Thi driving test là để lấy bằng P1 đỏ
  • Chuẩn bị giấy tờ sau: ID, Licence Application form; a suitable car for the test; và 1 người có bằng full licence
  • Nếu rớt phần thi thực hành thì phải đợi 7 ngày sau mới được thi lại. Và bạn không được phép lái xe đi về, phải có người full licence chở về. 
  • Người sau 25 tuổi không cần phải hoàn thành 120 giờ và đợi 12 tháng mới được thi thực hành. Bạn chỉ cần đậu HPT test là được 
  • Giữ bằng P1 đỏ trong vòng 12 tháng. Bạn có thể lái xe 1 mình độc lập mà không cần người có bằng full licence 
  • Khi có bằng P1 đỏ Chỉ được chạy tối đa 90km/ 1hour. Không được kéo trên 250kg (tow light trailers up to 250 kilograms unloaded weight). Nếu bị trừ 4 điểm thì sẽ bị cấm lái xe trong vòng 3 tháng. 
  • Nếu bạn rớt nhiều lần cũng bình thường, ngay cả người bạn xứ họ cũng rớt. Hệ thống Úc họ không chỉ đòi hỏi người thi “thuộc luật”, mà còn yêu cầu họ có khả năng chạy xe một cách thông thạo, an toàn, xử lý tình huống tốt và không gây cản trở giao thông. Yếu tố an toàn đặt lên hàng đầu, đó là lý do vì sao để có được bằng lái xe phải mất từ 3- 4 năm, chứ không phải 3 tháng như ở Viêt Nam 

4. Thi Lấy bằng P2 xanh

  • Bằng P2 này bạn chỉ được chạy tối đa 100km/h.
  • Giữ nằng P2 sau 2 năm mới được lấy full licence 
  • Trong quá trình giữ P2 xanh, nếu mình lái xe có phạm luật gì mà trừ trên 7 điểm thì bị cấm lái xe trong 3 tháng. Nếu bị lỗi nhỏ khác thì ẽ phải giữ thêm bằng P2 thêm 6 tháng cho 1 lỗi. 

5. Thi lấy bằng full licence 

Sau khi giữ bằng P2 trong vòng 2 năm thì bạn đủ tiêu chuẩn để thi lên bằng Full, kỳ thi này gọi là Driver Qualification Test (DQT). Cũng là thi trên máy tính.

Đậu được kỳ thi này thì bạn sẽ được cấp bằng Full và được lái xe không giới hạn tốc độ (tất nhiên là phải theo giới hạn của bảng báo trên đường) và cũng không phải treo thêm cái bảng nào trên xe khi đi ra đường nữa.

Nếu trong quá trình lái xe, nếu bạn bị trừ 13 điểm trong 3 năm thì bạn sẽ bị mất bằng lái.

LƯU Ý khi học lái xe ở ÚC

  1.  KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI KHI LÁI XE: Bằng L, P1, P2 Không được sử dụng bất cứ tính năng nào của điện thoại khi lái xe, kể cả dùng bluetooth, speaker mode, hoặc xem GPS. Nêú không, bạn sẽ bị phạt và trừ 4 điểm . Camera của cảnh sát hiện giờ có thể bắt được cả người dùng di động khi đang lái xe. 
  2. ĐÃ LÁI XE THÌ KHÔNG RƯỢU BIA 
  3. BẮT BUỘC phải cập nhật địa chỉ mới của bạn với Cục đăng kiểm khi chuyển nhà.
  4. NÊN mua roadside assistance: Phí của dịch vụ này khoảng hơn $100/năm tùy hãng. Các trục trặc có thể xảy ra bất cứ khi nào và nơi đâu, nhất là khi bạn đi xe cũ. Ví dụ xe hết xăng, xe hỏng ắc quy, hoặc quên tắt đèn pha nên cạn ắc quy không khởi động lại được. Tất cả những điều trên khi xảy ra mà bạn không có roadside assistance, chi phí để xử lý có thể lên tới vài trăm đô la.
  5. PHẢI có một chìa khóa xe dự phòng
  6. Nên mua bảo hiểm 2 chiều  (Comprehensive insurance)
  7. Gắn thêm hệ thống GPS (ko nên xài GPD của dt, vừa bị phạt cho những bạn chưa có bằng Full, mà lại đau mắt)

Mức phạt khi vi phạm luật về lái xe ở Úc

Sau khi có bằng lái, bạn sẽ được cấp sổ điểm Demerit Point. Tuỳ lỗi sẽ bị trừ điểm khác nhau, lỗi phổ biến là bị bắn tốc độ và vượt đèn đỏ. Khi hết điểm thì sẽ bị treo bằng, coi như không được lái xe nữa, sau một khoảng thời gian thì bạn mới được reset điểm (trừ trường hợp bị tước bằng vĩnh viễn). 

Một số phép lịch sự khi chạy xe ở Úc

Có một số điều không nằm trong luật, không bắt buộc phải làm nhưng nếu bạn không làm thì được coi là người thiếu lịch sự. Nên cảm ơn với những TH sau 

  1. Bạn sẽ thường được nhường đường, ví dụ khi mình từ đường nhỏ ra mà được xe đường lớn nhường (đúng luật họ không phải nhường) thì trước khi chạy ra đường lớn nên giơ tay cảm ơn.
  2. Khi 2 làn xe merge vào nhau, nếu xe bên kia nhường cho mình thì sau khi qua, bạn nên giơ tay để ra hiệu cảm ơn họ.
  3. Khi chạy trong bãi xe hoặc những đường nhỏ thấy người đi bộ muốn băng qua đường, dù cho khúc đó không có vạch cho người đi bộ, nếu thấy an toàn thì cũng nên dừng lại nhường cho họ qua. 
  4. Không nên chạy ra lane ngoài cùng, đặc biệt là khi bạn chạy chậm 
  5. Không nên bấm còi, trừ trường hợp nguy hiểm hoặc bạn thật sự muốn chửi ai đó, tiếng còi ở Úc là một điều rất nghiêm trọng.

ĐẬU XE VÀ PHÍ ĐẬU XE 

Phần lớn các bãi đậu xe đều free (1- 3 tiếng đầu tiên) TRỪ CBD. Úc chẳng có gì ngoài đất, bãi đậu xe rộng rãi, miễn phí rất nhiều. Khi đậu xe rồi thì luôn mang theo phiếu đỗ xe để mình thanh toán trước khi lấy xe. Bạn có thể thanh toán bằng bằng thẻ ngân hàng hay tiền xu tuỳ nơi. Nhưng có nhiều máy chỉ chấp nhận tiền xu. Để chắc chắn thì bạn nên có 1 túi tiền xu để phòng có những máy tính tiền chỉ chấp nhận tiền coin.

Đậu xe ở trung tâm CBD rất đắt. Nên khi có công việc hay đi chơi mà phải đi vào CBD thì bạn nên dùng các phương tiện công cộng. Nếu không thì nên book online parking trước 1 tuần để có giá rẻ hơn 50% hoặc 70%, nhưng giờ giấc phải theo khung giờ của họ (if you enter the car park between 6.30am – 9.30am and leave between 3.30pm – 7pm.) . Check rate trên web secureparking.com.au/en-au.  Giá parking weekdays sẽ cao hơn weekends. Và giá cho event date cũng khác giá ngày thường. Ở CBD Sydney, có Domain car park là có giá rẻ nhất. Từ carpark thì mình nên tìm hiểu các phương tiện giao thông công cộng nào để đến chỗ mình cần đến tiện nhất.

Domain car park  Hourly Rate:

  • 0 – ½ hour: $4
  • ½ – 1 hour: $9
  • 1 – 2 hours: $22
  • 2 – 3 hours: $36
  • 3+ hours: $48
  • Early bird rate. This is a flat fee of $19 – but it only applies if you enter the car park between 6.30am – 9.30am and leave between 3.30pm – 7pm.
  • Overnight Rate: $12
  • Weekend Day Rate: $12
  • Event Rate: $20Một số parking ở CBD Sydney 
  • Townhall parking on Kent Street (behind the George Street Event Cinema) for just $25 per day (24 hours)(Book here)
  • World Square parking on Cunningham St for an unbeatable price of $20 per day (Book here)
  • Darling Harbour parking on Dixon St for a price of $20 per day (Book here)
  • Central / Chippendale parking on George Street, Railway Square (near central station) at the Mercure Hotel for just $30 per day (24 hours)(Book here)
  • Darlinghurst / Surry Hills parking on Riley Street (just 100m from Oxford Street), at the Cambridge Hotel for just $5/hr or $30 per day (Book here)
  • The Rocks / Circular Quay parking (just behind Harrington St) for just $7.50 per hour or $45 per day (Book here)
  • Wynyard parking for $40 per day (Book here)
  • Ultimo parking just behind UTS and Tafe for a flat rate of $20 a day (Book here)

Đậu xe trên đường phố (Parking on the street)

  • On-street parking rates: $7.20 per hour (Mon – Fri 8am -6pm) for 2 hours maximum.
  • Off-peak parking rates: $3.90 per hour at all other times for 4 hours maximum.
  • Phải đậu cùng chiều với các xe khác. Nếu đậu khác chiều sẽ bị phạt

Free parking:

  • Một số parking place offer 15 phút free parking, sau đó sẽ tính phí. Bạn nhấn nút ‘¼ P free with ticket’ và đặt trên dashboard. Check danh sách các parking ở CBD sydney offer 15 phút free
  • Broadway shopping centre: 2 tiếng đầu free, sau đó tính tiền.

ĐỔ XĂNG Ở ÚC 

Tuỳ vào khu dân cư bạn đang sống. các trạm xăng thường hay có chính sách giảm giá 1 ngày trong tuần. Vào những ngày đó, các xe rồng rắn xếp hàng tại tại các trạm xăng. Sau khi tự đổ xăng, bạn sẽ chạy vào phòng thanh toán, báo số hiệu máy mình vừa băm xăng và trả tiền tại đây. Điều này khác hẳn ở Việt Nam, nhưng giống Singapore. Lúc đổ xăng bạn sẽ không thấy bất cứ nhân viên nào tại đó, nhưng sẽ có camera giám sát tự động. Nếu cố tình không trả tiền thì sẽ bị phạt vì bị ghép vào tội ăn cắp (phạt tiền và trừ điểm bằng lái xe). Vào những dịp nghỉ dài như Lễ Phục Sinh, Lễ Giáng sinh và Năm mới mà bạn vi phạm sẽ bị phạt nặng hơn. 

Tại trạm xăng, bạn có thể tự lau kính, bơm xe miễn phí, và có thể tranh thủ mua sắm linh tinh tại siêu thị mini ngay chỗ đổ xăng. 

Bạn có thể đăng kí membership của Flybuys để đổ xăng giảm giá.

Bạn nên Download app Fuel check để kiểm tra trạm xăng nào giá rẻ. Thường chủ nhật sẽ rẻ, cây xăng ở đường nhỏ rẻ hơn đường chính. Check trước khi đi sẽ tiết kiệm tầm 20-30% tiền xăng cho 1 lần đổ.

MUA XE Ở ÚC

Bạn có thể chọn mua xe mới hoặc cũ, có gia đình rồi thì nên mua 7 chỗ để rộng rãi hơn. Mua xe cũ thì nên mua km < 100.000 km.

Kinh nghiệm mua xe mới giảm giá ở ÚC

  • Chọn xe demo car (xe chạy thử ) tại showroom. Km chỉ tầm < 1000 km như xe mới thôi, nhưng giá sẽ giảm 1k- 1.5k tuỳ xe. Xe này đã có biển số và bảo hiểm third party, đầy đủ phụ kiện và giấy tờ. Chỉ có việc lái về thôi.
  • Thời điểm mua cũng quan trọng. Nếu dòng xe đó chuẩn bị ra xe đời mới nhất thì họ sẽ bán nhanh các dòng xe cũ để tránh tồn stock và chiếm chỗ trong showroom. Mình có thể trả giá dựa  vào thông tin này
  • Seach online thật kĩ xem thế nào rồi mới tới dealer nói chuyện.
  • Trước khi đến showroom thì nên email hỏi giá cuối cùng (bao gồm tất cả chi phí), hoặc gọi điện thoại. So sánh giá giữa các dealer. Nhớ xem kĩ bao gồm gì và không bao gồm gì. Search các dòng xe khác có công năng tương tự . Thông tin này có thể giúp mình trả giá.
  • Chọn thời điểm tuần cuối cùng của tháng để mua. Vì có khi họ chạy chỉ tiêu doanh số tháng, hoặc bonus nên có thể linh động cho việc trả giá của mình. Giữa tháng đi lượn và cuối tháng ra quyết định là đẹp
  • Mua màu trắng là rẻ nhất. Các màu khác là thêm tiền vào tầm 700$- 1k.
  • Nếu hàng có sẵn thì trả giá dễ hơn, mạnh mẽ hơn. Còn hàng out of stock thì khó giảm giá. Và còn bị phát sinh thêm chi phí.
  • Nhiều người nói Trả cash sẽ được giảm nhưng mình trải nghiệm thực tế thấy chỗ dealer họ thích mình vay hơn. Vì họ có thể make profit trên tiền lãi.
  • Ready to walk away. Đây là cách trả giá tốt nhất. họ sẽ gọi dt lại cho mình. Nếu ko gọi thì có thể giá mình trả sát quá, thì mình cũng có thể quay lại trả thêm sau vài ngày. Rồi họ cũng bán nếu thấy ok thôi.
  • Lãi suất vay cũng trả giá được. Thường thì 7.5%. Nhà mình trả giá còn 4.5%
  • Lúc trả giá đừng có thể hiện quá thích chiếc đó. Có thể dương đông kích tây.
  • Để ý những chi phí khác. Họ up sale rất nhiều sản phẩm phụ kiện khác. Nó có thể add thêm vài K đấy. Họ cũng up sale insurance này kia nhưng bạn phải do research trước
  • Mua xe trả giá tầm 8%- 13%.

BẢO HIỂM 

  • Bảo hiểm bắt buộc: Compulsory third party insurance (CTP):Also called green slip insurance. It covers the costs of compensation claims if you injure or kill someone in a car accident.
  • Bảo hiểm 2 chiều: Comprehensive insurance — covers repairs to your car and repairs to other cars, even if the accident is your fault. It also covers your car if it’s stolen or damaged by fire, flood or vandalism.
  • Trên 25 tuổi  mua bảo hiểm xe phí rẻ hơn so với dưới 25 tuổi
  • Nếu có bằng lái xe lâu năm (có kinh nghiệm lái xe) và không có gây tai nạn thì chi phí mua bảo hiểm thấp hơn. Nhà mình mua tầm 850$/ 1 năm bh 2 chiều của NRMA
Share:
Reading time: 22 min
Di Cư Úc

Check List Khi đặt chân đến úc

May 13, 2020 by annhien No Comments

Trước khi đi định cư Úc, có thể bạn đã search rất nhiều thông tin về xứ sở Kanguru này rồi. Và rồi cái ngày đầu tiên đặt chân đến Úc đã đến. Đi định cư có rất nhiều thủ tục cần thiết mà bạn phải làm ngay trong những ngày đầu đến Úc. Bài viết này sẽ liệt kê ra cụ thể vấn đề nào và những lưu ý cần thiết để tránh những sai lầm và tốn thời gian chờ đợi không đáng có. Chúc mừng bạn đã đến vùng đất mới.

  1. Mua SIM- Check List Khi đặt chân đến úc

Để làm mọi thủ tục thì bạn cần có 1 số điện thoại để liên lạc và 1 địa chỉ tin cậy ở Úc (nhà bạn bè, nhà Airbnb). Lúc xuống sân bay Sydney, bạn nên mua 1 Prepaid Sim card. Các nhà mạng lớn tại Úc là Vodafone, Telstra, Optus và các nhà mạng nhỏ hơn là Virgin, Lebara, Amaysim. Khi mua sim hoặc điện thoại, các bạn cần mang theo hộ chiếu và các bạn có thể nhờ nhân viên ở đó đăng ký và kích hoạt sim cho bạn. Nếu thiết bị điện thoại chưa mở khóa thì phải xử lý chứ không là không dùng được.

Đi Úc thời Covid thì dịch vụ bán Sim cũng đóng cửa. Bạn phải đi thẳng về khu cách ly. Đợi hết cách ly thì ra store mua kích hoạt tại chỗ, hoặc mua online hay có mấy deal giảm giá ship về nhà.

2. Kích hoạt tài khoản ngân hàng– Check List Khi đặt chân đến úc

Tài khoản Westpac hoặc commenbank có thể đăng kí online khi còn ở Sing hoặc VN. Khi qua đến Úc thì đi activate account là có thể rút tiền được. Nhớ đem theo giấy tờ cá nhân (passport, visa) để làm thủ tục . Đăng kí tài khoản online chỉ mất vài phút. Bạn sẽ giao dịch được trên tài khoản đó vd như gửi tiền deposit vào, chuyển tiền online. Trước khi qua Úc thì ngân hàng sẽ không charge phí dich vụ hàng tháng (tầm 5$)

Lúc này mình sẽ update số điện thoại, địa chỉ nhà, và lấy thẻ ATM debit card và cần lấy cái giấy xác nhận tài khoản ngân hàng có địa chỉ nhà của mình trên đấy (dùng để verify 1 số thủ tục sau này).

Nếu cái chi nhánh mình đăng kí khi verify không trùng với chi nhánh mà mình thực tế đến (tiện đường ghé qua) thì bank có thể gửi thẻ ATM về địa chỉ nhà của mình trong vòng 1 tuần.  Nếu bạn cần gấp tiền thì bạn rút tiền mặt tại bank

Lúc qua Úc lần đầu, mình mang theo nhiều cash, mình deposit cash vào bank để tiện thanh toán bill tiền nhà, điện nước và mua hàng trên mạng. Giữ cash tầm 1/3 là vừa. Tiền từ Singapore chuyển qua đô Úc bằng kênh Transferwise (Tỉ giá tốt, tầm 1 ngày là nhận được tiền)

3. Đăng kí MyGov account – Check List Khi đặt chân đến úc

Account MyGov này có thể link đến Medicare, Centrelink, ATO, Australian Job Search ….Để sign up, bạn cần đăng kí email, password, số dt, và các câu hỏi secret. Nhớ lưu lại câu hỏi và câu trả lời để phòng sau này quên không log in được. Down sẵn app về trên điện thoại, đến khi đi đến office thì kích hoạt tại chỗ có vấn đề gì thì officer giải quyết. 

Lưu lý: MyGov có thể sign up online trước khi đến Úc ngay cả khi chưa có số điện thoại. Tuy nhiên, bạn sẽ bị hạn chế nhiều tính năng  khi chưa có cập nhật số điện thoại và địa chỉ ở Úc 

Xem video hướng dẫn cách sign up MyGov

4. Đổi bằng lái xe – Check List Khi đặt chân đến úc

Nếu bạn có  bằng lái xe ở Singapore thì bạn có thể đổi bằng Sing qua bằng Úc trong 1 nốt nhạc, đóng 1 chút phí cho 5 năm. Bạn không cần chụp ảnh thẻ trước. Tới nơi đưa bằng lái Singapore, Visa và giấy xác nhận tài khoản ngân hàng là tầm 1 tuần sau họ sẽ gửi bằng full về nhà cho mình.

Với những bạn chưa có bằng lái xe, thì lo học lý thuyết trước để qua đến nơi mình book thi bằng L luôn cho đỡ mất thời gian. Bằng L họ cũng gửi bằng lái xe về nhà, verify đủ thứ, rất lợi hại. Bên này họ quan trọng cái bằng lái xe lắm. Vd như mua hàng online, click and collect thì phải đưa cái lisence ra để verify.

Nếu bạn có bằng lái xe VN thì không được đổi bằng mà sẽ thi lại bằng Úc. Thi lý thuyết và thực hành (TH bạn có PR)

Lưu ý: khi mua bảo hiểm họ sẽ dựa vào cái năm mình có bằng mà tính giá bảo hiểm cao hay thấp. Có nhiều năm laí xe thì mua bảo hiểm càng rẻ.

LƯU Ý VỀ TÊN: KO NÊN ĐIỀN MIDDLE NAME VÌ DỄ BỊ SAI THỨ TỰ VÀ GÂY NHẦM LẪN.

5. Medicare – Check List Khi đặt chân đến úc

  • a current passport 
  • proof of permanent residency 
  • Medicare enrolment form (nhớ kí) 

Lưu ý: Đem giấy tờ bản gốc và nộp ở chi nhánh gần nhà mình nhất. Check địa chỉ. Nếu sống oversea trên 12 tháng thì không cần thẻ medicare 

Sau khi sign up medicare thì bạn sẽ nhận được Medicare number ngay sau đó. Còn cái thẻ sẽ ship về địa chỉ nhà mà bạn đăng kí trên form sau 3 tuần.

Sau đó, bạn cần đăng kí medicare account online trên Express Plus Medicare app . Bạn cần account bên MyGov để liên kết.  Từ App Express Plus Medicare, bạn có thể check thông tin của mình,  make a claim, update thông tin cá nhân và thông tin về ngân hàng của mình, đăng kí cho con dưới 14 tuổi Australian Immunisation Register (AIR).

MEDICARE là chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia của Úc dành cho công dân Úc, hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị tại bệnh viện công và cung cấp điều trị miễn phí hoặc trợ cấp với các bác sĩ y khoa. MEDICARE KHÔNG chi trả chi phí cho nha khoa, xe cứu thương, nắn khớp xương, điều dưỡng tại nhà, phẫu thuật cắt bỏ và điều trị tật khúc xạ.

6. Centrelink– Check List Khi đặt chân đến úc

Để có Customer Reference Number (CRN) thì bạn phải đến Centrelink để đăng kí và cung cấp  three original documents to prove your identity to Centrelink. Tuy nhiên, với thời Covid thì mọi thứ thay đổi. Bạn có thể gọi điện thoại đến centrelink hoặc đăng kí trên app MyGov (check mục Government support for Coronavirus —> select I need a CRN to continue) 

Để xác nhận identity thì bạn cung cấp passport và visa của bạn để verify. Sau đó, bạn cần sign up account centrelink online . Bạn chỉ cần mã CRN và Mygov account là có thể set up online được 

7.  ATO tax file number TFN– Check List Khi đặt chân đến úc

Mã TFN có thể sign up online được. Check ato.gov.au. Sau 28 ngày, bạn sẽ nhận mã số TFN qua bưu điện. 

Giấy tờ cần thiết khi sign up TFN

  • passport or travel document number
  • country of origin of your passport or travel document (the nationality country on your visa)
  • names (exactly as they are printed on your passport or travel document)
  • any other names you use or are known by
  • date of birth (exactly as printed on your passport or travel document)
  • spouse details
  • existing TFN, Australian business number (ABN) or Centrelink Customer Reference Number (CRN)
  • residential and postal addresses (your postal address must be in Australia)
  • contact details (phone number and email address)
  • myGov account

Hàng năm cần phải lodge Income Tax Return cho năm tài chính (1 July and 30 June). Nếu bạn tự lodge thì trễ nhất 31/10. Nếu bạn thuê tax agent lodge cho bạn thì có thể sau 31/10.

Lưu ý:

  • Nếu bạn có PR Úc nhưng vẫn chưa sống ở Úc (foreign income) thì vẫn phải lodge income tax return (exempt from Australian tax). Mặc dù bạn không bị đánh thuế nhưng vẫn phải khai thuế 
  • Bạn chỉ cần khai báo mã  TFN với  những cơ quan sau: Australian Taxation Office, Centrelink, your superannuation fund, bank or financial institution, and your employer. Bạn không được tiết lộ mã TFN với bất cứ ai vì nếu scammers có thông tin này thì bạn có thể sẽ gặp rắc rối và mất mát. Chỉ cung cấp TFN cho doanh nghiệp tuyển dụng mình sau khi chính thức bắt đầu công việc

8. Đổi sổ chích ngừa – Check List Khi đặt chân đến úc

Liên hệ với bác sĩ gia đình (general Practitioners or GPs) để dịch sổ chích ngừa cho bé. Nếu chích chưa đủ thì bổ sung. Bác sĩ sẽ là người nộp thông tin chích ngừa lên hệ thống y tế úc. (7 ngày) How to get an immunisation history statement

Mọi chi phí khám và tiêm phòng về vacxin là FREE, medicare trả hết. Bạn có thể log in vào My gov –> Medicare để xem sổ tiêm phòng của con mình

Khi nộp hồ sơ nhập học cho con mà chưa có sở tiêm phòng ở Úc thì cứ nói trường là sẽ update sau.

9. Tìm nhà để thuê – Check List Khi đặt chân đến úc

Xem thêm những điều cần biết khi đi thuê nhà Úc từ A-Z

10. Kí hợp đồng và đăng kí các account điện, nước, wifi – Check List Khi đặt chân đến úc


Điện, wifi mình có thể đăng kí trước và chọn ngày install dịch vụ. Nếu bạn để sát ngày mới đăng kí thì có khi phải chờ lâu, nhất là internet
Nếu cần internet gấp thì bạn mua Mobile Broadband của Telstra, vừa rẻ vừa mạnh đi road trip vô tư.

11. Làm thủ tục nhập học – Check List Khi đặt chân đến úc

Bạn cần sổ tiêm phòng và hợp đồng thuê nhà, bill điện nước để nộp hồ sơ vào trường cấp 1. 

Xem thêm: Những điều cần biết về trường cấp 1 Úc 

Kinh nghiệm chọn trường cấp 1 ở úc 

12. Đăng ký khóa học tiếng anh cho gia đình 

Chương trình The Adult Migrant English Program (AMEP) cho bạn 510 giờ học tiếng anh miễn phí. Bạn cần phải đăng kí trong vòng 6 tháng kể từ ngày bước chân đến Úc. Bạn phải tham gia lớp học trong vòng 1 năm kể từ ngày đến Úc. 

13. Thi/ Đổi bằng lái xe 

Câu hỏi thường gặp: 

  • Bằng lái xe ở VN có được dùng ở Úc không 
  • Nên học lái xe ở VN hay Úc 
  • Có PR ở Úc thì có dùng bằng lái xe ở VN được không 

TH1: Bằng lái xe từ VN: Bạn cần bằng lái xe quốc tế do VN cấp được chấp nhận sử dụng ở Úc. Khi ra nước ngoài học tập và công tác, người dân phải mang cùng lúc GPLX quốc tế và GPLX quốc gia còn hiệu lực để đối chiếu. GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực tại nước ngoài khi có đủ hai loại giấy tờ này. Xem thêm dịch vụ đổi bằng lái xe quốc tế tại đây. 

Nếu bạn nào có ý định du học, hoặc làm việc ngắn hạn, chưa có PR thì nên học lái xe ở VN trước khi qua Úc để tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nếu đã có bằng lái xe ở VN rồi cũng đừng nên chủ quan, rất dễ phạm luật giao thông ở bên Úc. An toàn vẫn là trên hết. Biết lái xe ở VN là 1 chuyện, nhưng lái ở Úc thì là 1 chuyện khác. 

Tuy nhiên nếu bạn có PR rồi thì phải thi để lấy bằng của Úc. Bạn sẽ thi lấy bằng L, học thêm thầy 15 tiếng để nắm đường xá xong đi thi Drive Test. 

TH2: Bằng lái xe từ các nước khác như Singapore: thì có thể đổi bằng lái ở Sing qua Úc mà không cần thi knowledge and drive/ride test

Với những bạn chưa bao giờ học lái xe ở bất cứ quốc gia nào thì việc học lái xe khá là thử thách, tuy nhiên bạn nên qua Úc học lại từ đầu. Học lái xe ở Úc mất tầm 3 năm. Tuy nhiên, nếu bạn trên 25 tuổi thì có thể rút ngắn thời gian học lại. Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L (Learner Permit- 120 giờ học lái xe thực tế  và giữ bằng tối thiểu 12 tháng). Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự – bằng P (Probationary License) và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full (Full Driver License). Tại bang NSW thì giai đoạn lái xe tập sự được chia nhỏ ra thành 2 giai đoạn P1 (P đỏ) rồi đến P2 (P xanh). Đọc cách thi bằng lái xe ở NSW tại đây 

Xem thêm qui trình thi bằng lái xe Úc nếu bạn trên 25 tuổi 

14. Đăng kí volunteer– Check List Khi đặt chân đến úc

Volunteer là cơ hội để hoà nhập cộng đồng, kết bạn, học hỏi thêm kiến thức mới, tìm hiểu thêm về văn hoá Úc. Volunteer là đi làm không lương để giúp xã hội. Mỗi bang có 1 trang web về volunteer riêng. Xem các vị trí volunteer bang NSW

 

Share:
Reading time: 15 min
Page 1 of 212»

About me

An Nhiên là 1 cô gái tuổi Dần, dốt văn, mà lại thích viết. Lấy chồng khi vừa tròn 22 tuổi, 10 năm trong hôn nhân.  Ra trường gần 10 năm, cô chưa 1 lần đi làm, chỉ biết là chủ công ty của mình. Cuộc đời của cô chỉ quanh quẩn chồng, con, và công việc. Đây là nơi cô ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ của cuộc đời.

 

Popular Posts

Làm sao giúp trẻ 2 tuổi tự tin vào bản thân?

Làm sao giúp trẻ 2 tuổi tự tin vào bản thân?

October 8, 2017
Maldives – Góc nhìn từ mẹ thằng cờ hó

Maldives – Góc nhìn từ mẹ thằng cờ hó

Cơm văn phòng cho lão chồng

Cơm văn phòng cho lão chồng

Recent posts

CẢNH BÁO MUA NHÀ LẦN ĐẦU KHI ĐẾN ÚC

CẢNH BÁO MUA NHÀ LẦN ĐẦU KHI ĐẾN ÚC

February 5, 2021
Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay mua nhà Úc

Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay mua nhà Úc

October 28, 2020
Nhật kí chuyến vượt biên thời Covid19 đến Úc

Nhật kí chuyến vượt biên thời Covid19 đến Úc

August 25, 2020

Categories

  • Dạy con
  • Di Cư Úc
  • Lượn lờ
  • Ngẫm
  • Nhâm Nhi
  • Tu học

Search

Hoi An Food Tour- Eat like a Local

Join Me On Facebook


Hello, my name is Camila. I am a blogger living in New York. This is my blog, where I post my posts about fashion.

Recent posts

CẢNH BÁO MUA NHÀ LẦN ĐẦU KHI ĐẾN ÚC

CẢNH BÁO MUA NHÀ LẦN ĐẦU KHI ĐẾN ÚC

February 5, 2021
Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay mua nhà Úc

Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay mua nhà Úc

October 28, 2020
Nhật kí chuyến vượt biên thời Covid19 đến Úc

Nhật kí chuyến vượt biên thời Covid19 đến Úc

August 25, 2020

Categories

Copyright 2017 @ An nhiên tự tại